Gỗ nu là gì? Nu gỗ được hình thành và phát triển như thế nào? Tại sao gỗ nu lại quý hiếm và đắt tiền? Cách phân biệt nu thật hay nu giả
Giới chơi gỗ ai cũng luôn coi trọng gỗ đó có nu hay không bởi sự quý hiếm và vẻ đẹp của vân gỗ. Nó được ví như một loại kim cương cực quý và hiếm, khó tìm và vô cùng đắt.
Gỗ Nu là gì?
Gỗ Nu là phần thương tật của cây gỗ, nó có vân, màu sắc tự nhiên rất đẹp và khác biệt so với cây gỗ chủ, còn hay được gọi là: núm, nụm. Khi cây gỗ bị thương tật như: bị sâu mọt, chặt chém, sét đánh, xây xướt…Lúc này cây sẽ dồn dinh dưỡng để chữa lành vết thương, từ đó tạo ra nu gỗ.



Nu gỗ được hình thành và phát triển như thế nào?
Do đặc điểm sinh lý và lý do bảo tồn sự phát triển tự nhiên của cơ thể sống, cây hấp thu chất dinh dưỡng từ đất và không khí, dồn một lượng lớn vào nơi bị thương tổn, làm cho nó phát triển khác thường so với những nơi khác trên thân cây. Vì thế, chỗ thương tật phình to ra thành bươu. Độ lớn của bươu phụ thuộc vào cách hấp thụ chất dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng của cây. Nhưng đa phần bươu có đường kính lớn hơn thân cây chủ.
Nói như thế không phải là có thể tạo ra nu bằng cách mà con người có thể can thiệp vào được như dùng dao chặt, làm trầy xướt thân cây. Trên thực tế, tỷ lệ thành nu rất thấp, có khi chỉ tầm khoảng 1% tỷ lệ.
Một số nu gỗ thường quý hiếm: nghiến, trắc, sưa, cẩm lai, hương, gõ, gụ, chiu liu, mun… Điểm khác biệt của các loại gỗ quý đó là vân rất đẹp một cách tự nhiên, chống được mối mọt qua thời gian dài sử dụng, có loại càng lâu càng đẹp.
Gỗ quý đã hiếm, gỗ nu càng hiếm hơn. Nên chọn các nhà sản xuất có kinh nghiệm và tên tuổi uy tín để tránh việc mua phải hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng.
Tại sao Gỗ Nu lại hiếm và đắt tiền?
Thứ 1: Không phải cứ thân cây lớn là sẽ có nu. Trong hàng trăm cây gỗ lớn sẽ chỉ có 1 số cây được vài mảng nu, thậm chí nhiều loại cây gỗ quý như sưa thì cả trăm cây chỉ gặp được 1 đến 2 cây cho nu.
Thứ 2: Do cách hình thành và phát triển đặt biệt nên vân gỗ nu không theo 1 sự sắp xếp cố định, vân xoắn ngẫu nhiên tạo ra những hình thù đặc biệt, không có tim gỗ do đó rất khó để chế tác. Ngay cả những nghệ nhân tay nghề cao đôi khi cũng phải ngao ngán với việc chế tác cho loại gỗ này. Nếu không có máy móc hỗ trợ để làm thì cũng phải cho ra đi ít là chục con dao đục. Nay có máy móc thì số đục bị hư cũng giảm đi đáng kể. Và không phải ai cũng dám làm mặc dù giá thợ cao gấp 2-3 lần so với bình thường.
Thứ 3: Thời gian chuẩn bị trước lúc chế tác lâu. Gỗ nu tuy cứng nhưng nếu việc chế tác không khéo có thể gây nứt vỡ và xuống màu sau 1 thời gian sử dụng. Do đó gỗ phải được áp dụng “phơi sương” bằng cách tối đem phơi sương, sáng mang vô mát trong nhiều tháng liền giúp hơi nước thoát chậm và làm cho các vân gỗ được khít lại không bị tách hay nứt gãy.
Thứ 4: Tương truyền trong nhân gian cho rằng sở hữu gỗ nu không những chỉ thể hiện đẳng cấp, gia thế mà còn có tác dụng mang lại may mắn, tại lộc và thịnh vương cho gia chủ. Vì thế mà ngày càng có nhiều đại gia không tiếc tiền săn cho được những cặp lục bình, bình phú quý gỗ nu khủng, những pho tượng Di Lặc, Tế Công gỗ nu tinh xảo,…để thể hiện đẳng cấp chơi gỗ của mình.
Chỉ với 4 lý do trên đã có thể lý giải được vì sao giá những sản phẩm từ nu gỗ như lục bình, bình phú quý, tượng gỗ,… lại có giá cao đến như vậy. Đặc biệt đối với những khối nu có kích thước lớn, giá có thể được đưa lên cao hơn rất nhiều do nhiều người cùng muốn sở hữu nó.
Hiện nay giá bán trên thị trường tính theo kg. Đắt hay rẻ tùy theo loại gỗ nu. Ví dụ như nu gỗ Sưa giá khoảng 24-25 triệu 1 kg. Giá rẻ nhất là nu gỗ Nghiến, khoảng 50-70 ngày 1 kg.
Chú ý: Chính vì sự đắt đỏ và quý hiếm của gỗ nu, nên hiện nay trên thị trường có 1 loại máy nhập từ Trung Quốc về có thể vẽ vân nu y như thật, hay 1 số xưởng sản xuất đồ mới có vẽ vân nu giả trên gỗ.
Một số cách để phân biệt vân nu thật hay giả
Cách 1: Lật mặt dưới của tấm Nu xem vân trên dưới có tương đối giống nhau không. Nếu trên có vân Nu, dưới là vân gỗ chạy thẳng là chắc chắn không phải Nu! Trên là Nu, dưới Nu hay trên là nu, dưới vân gỗ xoắn thì đúng là Nu.
Cách 2: Dùng đèn Pin soi thật kĩ trong mắt nu mà mình có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì luôn có những vân gỗ nhỏ, rất mảnh chạy xoắn theo mắt nu, và vân gỗ mảnh của mỗi mắt đều khác nhau. Có vân mảnh và luôn khác nhau thì là Nu Thật.
Cách 3: Dùng món bay bấm lên bề mặt Nu. Đúng gỗ Nu thì bề mặt rất cứng, cong móng tay, còn nếu mặt gỗ có vết móng tay thì không phải Nu.
Một số sản phẩm từ Gỗ Nu đẹp và hiếm:








Các bạn có thể xem thêm nhiều mẫu bình phú quý đẹp tại đây






(Nguồn: internet)
🔥🔥 GHI CHÚ: Do màn hình hiển thị, điều kiện ánh sáng và góc chụp hình ảnh, quay video khác nhau, nên màu sắc thực tế của sản phẩm có thể chênh lệch khoảng 5-10%. Rất mong quý anh chị hiểu và thông cảm cho điều này. Nếu quý anh chị ở gần có thể ghé tham khảo trực tiếp sản phẩm nhé.
💥💥 CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG & ĐIỀU KIỆN ĐỔI TRẢ 💥💥
- Hỗ trợ trong vòng 7 ngày từ lúc nhận hàng
- Cam kết sản phẩm giống với hình ảnh, mô tả
- Đổi trả nếu sản phẩm không giống với mô tả
- Đổi trả nếu sản phẩm vẫn còn nguyên vẹn, chưa qua sử dụng
- Đổi trả nếu sản phẩm bị hư hỏng, gãy vỡ do quá trình vận chuyển
⭐️⭐️ Khi gặp vấn đề về sản phẩm và vận chuyển, anh chị đừng vội đánh giá, hãy liên hệ Shop để được hỗ trợ nhé
Chuyện Lớn Hóa Thành Chuyện Nhỏ
Chuyện Nhỏ Hóa Thành Nhỏ Hơn
Mọi Vấn Đề Đều Có Thể Được Giải Quyết Trong Sự Vui Vẻ 🙂
🍀🍀🍀
Danh mục sản phẩm Đồ Gỗ Mỹ Nghệ – Tượng Gỗ Phong Thủy:
- Bàn Ghế Gỗ (1)
- Chum Phú Quý (217)
- Đồ Gỗ Thờ Cúng (10)
- Gỗ và Phong Thủy (20)
- Kệ Gỗ (4)
- Kiến Thức Về Gỗ (15)
- Lục Bình Gỗ – Lộc Bình Gỗ (61)
- Mỹ Nghệ Decor (173)
- Trang Trí Nội Thất (6)
- Tranh Gỗ Treo Tường – Đồng Hồ Gỗ (19)
- Tượng Đạt Ma Sư Tổ (15)
- Tượng Gỗ Để Xe (31)
- Tượng Gỗ Linh Vật (113)
- Tượng Phật Bằng Gỗ Thờ Cúng (20)
- Tượng Phật Di Lặc (84)
- Tượng Phúc Lộc Thọ (Tam Đa) (22)
- Tượng Quan Công – Tượng Khổng Minh (17)
- Tượng Thần Tài Thổ Địa (3)
- Vòng Tay Gỗ (14)